Doanh nhân dạy con hướng nghiệp - Gieo hạt giống về nghề nghiệp từ nhỏ

Thứ bảy - 04/07/2020 11:39
Theo ThS Tâm lý Nguyễn Thị Tâm, nếu muốn con nối nghiệp, cha mẹ doanh nhân nên gieo những hạt giống về nghề nghiệp mình làm từ khi con còn nhỏ. Mỗi ngày đi làm về, cha mẹ phải cho con thấy niềm hạnh phúc mà nghề nghiệp đó mang lại và lan tỏa ra sao.

Truyền đam mê nghề nghiệp bằng lối sống tự nhiên, thay vì áp đặt

Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Tâm đánh giá, trường hợp này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn phổ biến trên thế giới.

Như ông trùm phố Wall ở Mỹ là Warrant Buffett theo nghiệp tài chính, nhưng con trai ông lại say mê lĩnh vực âm nhạc. Warrant Buffett cũng không ép buộc con và để con độc lập phát triển nghề nghiệp. Cho đến khi con ông chứng tỏ tài năng thật sự trong lĩnh vực âm nhạc thì Warrant Buffett mới hỗ trợ tài chính giúp con mở mang cơ nghiệp riêng.

Nếu muốn con nối nghiệp, cha mẹ doanh nhân nên gieo những hạt giống về nghề nghiệp mình làm từ khi con còn nhỏ, theo ThS Tâm, mỗi ngày đi làm về, cha mẹ phải cho con thấy niềm hạnh phúc mà nghề nghiệp đó mang lại và lan tỏa ra sao. Đồng thời cũng chỉ rõ cho con thấy những cay đắng khổ cực tiềm ẩn của nghề đó. Bằng cách truyền đạt tự nhiên lối sống của mình, nếu con đủ tình yêu với nghề, thì tự động con mình sẽ muốn nối nghiệp. Còn nếu chúng ta không có ý thức trao truyền từ sớm, chắc chắn con sẽ chọn hướng đi theo sở thích và năng lực riêng. Lúc đó, “xung đột” về vấn đề kế nghiệp sẽ xảy ra.

ThS-Tam-1205-1593318095.jpg

Theo Ths Tâm lý Nguyễn Thị Tâm, nếu muốn con nối nghiệp, cha mẹ doanh nhân nên gieo những hạt giống về nghề nghiệp mình làm từ khi con còn nhỏ. Mỗi ngày đi làm về, cha mẹ phải cho con thấy niềm hạnh phúc mà nghề nghiệp đó mang lại và lan tỏa ra sao.

Hiện nay, suy nghĩ của nhiều doanh nhân đã thoáng hơn. Họ “trọng tài không trọng tử”, nếu con nào đủ tài năng thì sẽ được giao kế nghiệp, không bắt buộc ai. Với thành công của họ, họ đủ khả năng tài chính hỗ trợ con cái đi theo con đường đam mê riêng và cuộc sống đầy đủ, không muốn con vất vả như mình.

Khi cha mẹ không gieo tình yêu nghề nghiệp với con đúng thời điểm thì nên để con đi theo con đường riêng. Cha mẹ nào cũng muốn thấy con thành công và hạnh phúc, nếu con đã chọn lựa kỹ thì cha mẹ cũng nên tôn trọng điều đó. Sự áp đặt của cha mẹ đôi khi sẽ bóp méo tài năng và sứ mạng của con mình.

Hướng nghiệp cho con tại Việt Nam còn lúng túng vì quan niệm trọng bằng cấp. theo quan điểm của các doanh nhân, làm sao để ba mẹ thoát ra khỏi quan điểm bằng cấp quan trọng hơn nghề con yêu thích?

Ông Phan Công Chính - Chủ tịch HĐQT Công ty YOOT: Hiện nay ở các công ty tư nhân trong nước ngay cả công ty đa quốc gia, bằng cấp chỉ là điều kiện phụ, rất nhiều bạn trẻ ở vị trí cao không được đào tạo bài bản.

Trên thế giới, số học sinh quyết định đi học đại học chỉ khoảng 10-15%, còn lại đều đi học nghề. Tuy nhiên, lương nhân công ở các quốc gia đó không chênh nhau quá nhiều. 

Diengia-2356-1593318095.jpg

Ông Phan Công Chính (ở giữa) cho rằng, thực tế, số người học tốt bằng cách tiếp thu lý thuyết rất ít. Do đó, số người học xong không nhớ gì hết là rất nhiều.

Cách đào tạo ở Việt Nam và thế giới vẫn giống nhau ở phần lý thuyết, nhưng các nước phát triển có thêm nhiều cách giúp học sinh tiếp thu hiệu quả. Thực tế, số người học tốt bằng cách tiếp thu lý thuyết rất ít. Do đó, số người học xong không nhớ gì hết là rất nhiều.

Khảo sát ở nhiều trường đại học cho thấy, nếu hỏi sinh viên học ngành đó sau này ra làm gì thì các em không biết. Hiện nay vẫn chưa có cơ sở dữ liệu nào trả lời được câu hỏi sinh viên học ngành đó sau khi ra trường có thể làm được những công việc gì và làm ở đâu? Khi ra trường, ai cũng vận dụng toàn bộ mối quan hệ để có việc làm, và hiện tượng làm việc trái ngành học rất phổ biến.

Gieo ước vọng đỉnh cao cho con

doc-gia-1251-1593318095.jpg

Có rất nhiều phương pháp khác nhau giúp chúng ta tự hiểu bản thân, nhưng không có phương pháp nào chính xác hoàn toàn, ngay cả phương pháp sinh trắc vân tay.

Ông Phan Công Chính: Giúp con tự hiểu mình là việc phải làm trong quá trình tư vấn hướng nghiệp cho con.

Có rất nhiều phương pháp khác nhau giúp chúng ta tự hiểu bản thân, nhưng không có phương pháp nào chính xác hoàn toàn, ngay cả phương pháp sinh trắc vân tay.

Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Tâm cho rằng, để con tự hiểu bản thân, cha mẹ phải luôn đồng hành giúp con khám phá bản thân. Trong mô hình hướng nghiệp có rất nhiều câu hỏi giúp trẻ em nhận thức bản thân và vượt qua những điểm mù trong tư duy.

Thế giới đang biến đổi nhanh chóng, làm thế nào hướng nghiệp cho con mà không sợ nghề nghiệp bị lỗi thời?

Giải đáp câu hỏi này, ông Phan Công Chính cho rằng, để hướng nghiệp, chúng ta cần phải làm được một số điểm.

Trước hết, con cái chắc chắn thích một ngành nghề nào đó rồi, cha mẹ phải có trách nhiệm giúp con hiểu sâu sắc nhất có thể về ngành nghề đó.

PCC-7725-1593318095.jpg

Thay vì hướng con cái học những ngành thời thượng, cha mẹ nên gieo cho con ước vọng đạt tới đỉnh cao trong lĩnh vực của mình.

Với bất cứ ngành nghề nào, theo ông Chính, phải lên đỉnh cao mới cạnh tranh được và có tương lai tốt. Thay vì hướng con cái học những ngành thời thượng, cha mẹ nên gieo cho con ước vọng đạt tới đỉnh cao trong lĩnh vực của mình.

Nguồn tin: TapchiDoanhNhanSaiGon:

Những tin mới hơn

Tin tức khác

Tài trợ chính
Tài trợ kim cương
Hội doanh nghiệp tân phú
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay620
  • Tháng hiện tại48,583
  • Tổng lượt truy cập8,114,199
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây